Phở khô Gia Lai là một trong những món điểm tâm buổi sáng nổi tiếng của người dân phố núi. Đặc biệt, vào năm 2012 món phở khô Gia Lai được bình chọn là một trong 10 món ăn Việt xác lập kỷ lục ở châu Á. Món phở khô này không chỉ mang đến cho ẩm thực Gia Lai một hương vị riêng lạ mà còn mang hơi thở chung của cả đất nước. Vì cứ hỡ nhắc tới phở, không nơi đâu bằng đất Việt ta. Cũng vì thế mà người dân Gia Lai luôn xem phở khô như một món ăn không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của mình. Phở khô Gia Lai nổi tiếng khắp nơi xa gần là nhờ hương vị thơm ngon, đậm đà, mang một dấu ấn riêng, khác biệt so với phở bắc truyền thống.
Ngày ngay, có nhiều tiệm phở khô mọc lên với nhiều cách nấu phở khô Gia Lai khác nhau, nhưng cơ bản chia làm hai loại phở là phở khô bò và phở khô gà. Có nhiều quán phở nổi tiếng tiếng ở Gia Lai mà bất cứ du khách nào đến đây lần đầu cũng muốn một lần được thưởng thức như: phở Hồng, phở Nữ, phở Hoàng, phở Hiệp, Phở Ngọc Linh,… Một tô phở khô có mức giá trung bình từ 30.000 đến 50.000 đồng, hoàn toàn phù hợp với túi tiền của nhiều người.
Phở khô Gia Lai còn có một cái tên dân dã khác là “phở hai tô”. Bởi khi ăn phở khô Gia phải dùng hai tô, một tô đựng phở và một tô đựng nước lèo riêng. Tô đựng phở khô còn có thêm một ít giá chần, rắc chút hành đã được phi thơm vàng. Còn tô đựng nước lèo thường có thịt gà xé nhỏ, chả, thịt bò tái, bò viên và rắc thêm một ít hành lá đã được thái mỏng trên trên. Khi thưởng thức, người dùng sẽ ăn phở riêng, rồi húp một ngụm nhỏ nước lèo, ăn kèm rau thơm trộn với một chút tương đen và xì dầu.
Khi dùng cho thêm tóp mỡ, rau giá, xà lách… lên trên rồi cho tương vào, trộn đều. Sợi phở khô khá đặc biệt, dù được làm từ bột gạo nhưng không mềm và dẹp như bánh phở thông thường mà có dáng tròn, mảnh và hơi dai. Nhờ vậy mà khi trộn đều lên, sợi phở rất dễ thấm gia vị nhưng không bị nát, ăn lại rất ngon.
Cách nấu phở khô Gia Lai cũng hết sức cầu kỳ và kỹ lưỡng trong việc lựa chọn nguyên liệu. Thường bánh phở thường được làm từ bột gạo nhưng không hề dẹp mà tròn, mền, mảnh và khá dai. Cũng nhờ đó mà khi được trộn lên sợi phở hơi dai nhưng rất dễ thấm gia vị mà không bị nát hoặc vón cục. Người ta thường trộn sợi phở khô với giá sống rồi cho thêm một ít thịt heo bằm, hành phi thơm, tốp mỡ lên bề mặt. Khi ăn, người thưởng thức sẽ cảm nhận được sự hài hòa giữa hương vị của thịt heo và thịt bò.
Nước lèo của phở khô Gia Lai thường có màu trong veo và có vị thanh ngọt lịm rất ngon miệng. Để có được tô nước lèo ngon, người nấu phải dậy thật sớm để ninh xương lợn và xương bò trong vài tiếng đồng hồ. Trong quá trình ninh, phải có người canh để hớt bọt liên tục thì nước lèo mới có màu trong veo được. Bên cạnh đó, công đoạn nêm nếm nước lèo cũng rất quan trọng, người nấu phải nêm nếm sao cho thật khéo léo, vừa ăn, không được quá mặn cũng không được quá nhạt.
Cách nấu phở khô Gia Lai tưởng chừng như đơn giản nhưng phải có những bí quyết riêng. Nấu làm sao để sợi phở vừa ăn, dai, không vón cục, không nát, đồng thời nước dùng đậm đà, thanh ngọt tạo nên một món ăn dân dã nhưng lạ miệng. Bạn có thể học nấu theo công thức sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– 300g bánh phở khô (làm từ bột gạo)
– 200g thịt nạc heo xay nhỏ
– 200g thịt gà luộc chín, thái nhỏ hoặc thịt thăn bò thái lát mỏng
– 500g xương gà
– 500g xương bò
– 1 ít hành ngò tươi
– 2 của hành khô, 2 quả ớt chín
– 3 tép tỏi
– 1 chén tương đen, 1 chén tương đỏ
– Xì dầu
– Rau ăn kèm: 200g giá đỗ, rau húng quế và một ít rau xà lách.
Cách nấu phở khô Gia Lai:
– Bước 1:
– Hành ngò rửa sạch rồi thái nhỏ. Xà lách, rau mùi, giá đỗ rửa sạch, để ráo nước.
– Bước 2: Nấu nước lèo
Phần xương bò và xương heo cho vào lại trong nồi để nấu trong vòng từ 5-7 tiếng đồng hồ để nước dùng nấu để nước thêm ngọt. Tuy nhiên chỉ nên để lửa lửa riu riu, hớt bọt thật kỹ bảo đảm để nước trong, chỉ nêm ới muối và bột ngọt, không được cho thêm bất cứ loại nguyên liệu nào.
– Bước 3:
Hành khô, tỏi bóc vỏ một nửa rồi cho vào chảo phi vàng.
– Bước 4:
Thịt bò rửa sạch, sau đó cho phần thịt đã rửa sạch vào tô rồi thêm ít tỏi băm, đường, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu, một ít dầu ăn vào ướp. Lưu ý: Chỉ nên ướp nhạt.
– Bước 5:
Phi thơm hành, cho thịt heo xay vào đảo đều, nêm gia vị sao cho vừa ăn rồi tắt bếp.
– Bước 6: Chuẩn bị hai tô
Tô thứ nhất: Chụng sơ bánh phở với nước xôi rồi cho vào tô, sau đó cho thêm giá, thịt xay đã được xào chín, ngò vào tô phở khô.
Tô thứ 2: Trụng thịt bò qua nước dùng, cho thêm bò viên, thịt gà thái nhỏ, hành ngò, rắc thêm ít hành cho thơm thế là xong.
Khi ăn phở khô Gia Lai cũng hết sức rất lạ, người ăn sẽ phải trộn đều tô phở, ăn một miếng, dùng muỗng húp một ngụm nước lèo nhỏ, ăn kèm rau sống chấm với nước tương đen. Một trong những điểm cộng cho món phở khô thêm thơm ngon, đậm đà chính là nhờ vào tương đen. Đây được coi là chất xúc tác giúp làm tăng hương vị cho món ăn thêm hấp dẫn. Tương đen thường có vị mặn, hơi ngòn ngọt của đậu được lên men. Nếu ăn phở khô mà tương đen, thực khách sẽ cảm thấy món ăn như mất ngon đi quá nửa. Khi ăn, cho tương đen, nước tương, ớt sa tế, nặn một lát chanh và cho thêm một ít ớt trái để thêm vị cay và trộn đều, ăn cùng với rau sống sẽ rất tuyệt. Cứ ăn từ từ, mùi vị món ăn sẽ lần lượt đi qua vị giác của bạn thật chậm và lưu lại thật lâu.
Phở khô Gia Lai đã và đang trở thành món ăn được rất nhiều người ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon lạ miệng thuần túy của nó. Chắc chắn, những ai đến thành phố Pleiku, thể nào cũng được người dân nơi đây dắt đi ăn phở khô Gia Lai để cảm nhận cái ngon, cái thú vị của một đặc sản của núi rừng Tây Nguyên.
Ngày nay, món phở khô này đã được phổ biến rộng rãi và có thể tìm thấy ở nhiều tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên, chắc chỉ có ở Gia Lai thì bạn mới được ăn tô phở khô thơm ngon, đậm đà đúng hương vị phố núi. Cách nấu phở khô Gia Lai không hề khó, có điều đòi hỏi sự tỉ mỉ, các chị em hãy nhanh chóng bắt tay vào nấu ngay món phở đặc biệt này để cải thiện bữa ăn hằng ngày của gia đình mình nhé!